Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Khó quên với món bánh xèo vịt ở Quảng Ngãi

Vị béo ngọt của thịt vịt tơ hòa lẫn và quyện chặt với bột gạo tạo nên hương vị thơm ngon, lạ vô cùng. Để rồi khi ăn món bánh xèo vịt, dù bụng đã no căng, nhưng miệng cứ thòm thèm.

   
Cũng là bánh xèo bột gạo, thế nhưng không dùng thịt lợn, tôm, mực.... để bỏ vào giữa làm nhưn khi đúc, đổ; cách pha trộn, chế biến chất liệumón bánh xèo vịt có sự khác biệt.
Ông Dương Tấn Nguyên (sinh 1963), một chủ quán bánh xèo vịt nổi tiếng nhất nhì TP.Quảng Ngãi, ở đường Lê Lợi cho biết: "Sau khi chọn mua vịt non tơ đem về và làm sạch sẽ, lóc bỏ số xương to của vịt, rồi đem tất cả bỏ vào cối xay nhuyễn.
Tiếp đó ướp gia vị: Hành, tỏi, bột nem... bỏ vào sanh tao chín với dầu ăn, rồi đổ vào dụng cụ chứa, đựng. Khi nào đúc, đổ thì mới múc thịt vịt trộn vào bột gạo".
kho quen voi mon banh xeo vit o quang ngai hinh anh 1
Bánh xèo vịt cùng đồ ăn kèm (ảnh to) và chủ quán Nguyên đang đổ, đúc bánh xèo vịt (ảnh nhỏ).
"Cách làm không khó, nhưng để bánh xèo vịt ngon thì không dễ vì nó đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm, sự tinh tế trong pha chế", ông Nguyên bày tỏ.
Theo đó bí quyết để món bánh xèo vịt ngon là ở công đoạn tẩm ướp và quá trình tao dầu; lượng thịt vịt pha trộn với bột gạo để đúc, đổ bánh. Ông Nguyên giải thích: "Nếu sử dụng gia vị ít sẽ không khử hết mùi hôi của vịt, nhưng nếu quá nhiều sẽ làm mất mùi và vị ngọt của thịt vịt. Tương tự khi pha trộn với bột, nếu lượng thịt cho vào nhiều sẽ tạo cho người thưởng thức cảm giác như ăn bột chín trộn thịt...".
Bánh xèo vịt "đạt chuẩn" sẽ cho người thưởng thức cảm nhận được vị ngon của thịt vịt tơ, chút béo ngọt của bột gạo và hương thơm vô cùng đặc biệt. Để rồi khi thưởng thức dù bụng đã no căng, nhưng miệng cứ mãi thòm thèm.Tuy để đúc, đổ được bánh xèo vịt ngon có vẻ công phu, thế nhưng với giá bán chỉ 3000 đồng/cái. Vì vậy chỉ cần khoảng trăm ngàn đồng là đủ để 4 người no kễnh bụng.
Dù "sinh sau, đẻ muộn" và không nổi danh bằng một số đặc sản của Quảng Ngãi, như: Cá bống sông Trà, đường phèn, đường phổi, hay mạch nha... Thế nhưng món bánh xèo vịt hiện đã trở thành món "đã đến Quảng Ngãi không thể không ăn" của du khách và bè bạn phương xa.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Hương vị bánh tét làng Chuồn xứ Huế

Làng An Truyền (xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) không những được du khách gần xa biết đến với món đặc sản bánh khoái cá kình, mà còn nổi tiếng với thương hiệu bánh tét làng Chuồn.

   
Các cụ cao niên trong làng kể rằng, xưa kia làng Chuồn có bức ruộng cửa rộng chừng 1 ha, đất phì nhiêu trồng lúa thì lúa tốt tươi, cấy nếp nếp thơm ngon, dẻo mềm. Lệnh của làng là hễ ai đấu được ruộng thì phải đong (nộp) cho làng 2 thúng nếp ngon, thơm, dẻo để làng tiến vua. Vì thế mà bánh tét làng Chuồn được nổi danh từ đó…Cụ Đoàn Rạng, 83 tuổi, gia đình cụ có 4 đời làm bánh tét ở làng, cho biết: “Bánh tét làng Chuồn nổi tiếng thơm ngon, hương vị thanh trong, ngọt ngào, vang xa như hiện nay là nhờ chất lượng nếp và kỹ thuật gói kỹ lưỡng, công phu, thể hiện tài nghệ của nghệ nhân”.
huong vi banh tet lang chuon xu hue hinh anh 1
Gia đình bà Đoàn Thị Nghiệp, một gia đình có 4 thế hệ ở làng Chuồn giữ nghề làm bánh tét. (chụp lại ảnh do gia đình cung cấp)
Để tạo nên hương vị chiếc bánh tét làng Chuồn, mang dáng dấp đặc trưng vùng quê hiền hòa, thanh bình, ngọt lịm của hơi gió thổi từ phá Tam Giang. Người làm phải tuân thủ nghiêm ngặt các công đoạn: Vút nếp thật sạch, để cao cho ráo nước. Đậu xanh chà hết bọt, đãi sạch vỏ. Sử dụng đậu xanh nguyên hạt, tự tay cà lấy (không dùng đậu đã bóc vỏ bằng máy). Mỡ heo (lợn) phải luộc chín. Lá gói bánh tét làng Chuồn chỉ duy nhất sử dụng lá chuối sứ còn lành lặn, sạch sẽ, tươm tấc. Lá chuối sứ đặt mua ở Đà Nẵng. Lạt buộc bằng thân cây lồ ô mềm mại, dẻo dai. Nấu bánh phải đun sôi nước, đều lửa, chụm liên tục trong vòng 6 tiếng (xưa kia, củi nấu bánh tét là gốc cây dương cứng cáp, lâu tàng, nhiều thang). Bánh chín vớt xong phải chùi thùng thật sạch mới nấu lại đợt khác. Nếu không sạch thùng mà sử dụng nấu tiếp thì bánh sẽ bị đen, thâm tím, mất vẻ mỹ quan.
Bà Đoàn Thị Kiểu, 80 tuổi, người làng Chuồn chia sẻ thêm: “Trước đây bánh tét làng Chuồn được người buôn gánh đi bán dạo trên phố, dưới quê. Ngày nay thì phần lớn dân làng sản xuất tại chỗ, bởi đã có khách mua gần xa tìm đến đặt hàng tại nhà”.
Nhiều năm nay, bánh tét làng Chuồn còn theo chân Việt kiều “bay” ra thế giới, nhiều nước biết đến như: Mỹ, Singapo, Hàn Quốc… Bánh tét để xuất ngoại thì không dùng nhụy (nhân) mỡ, chỉ dùng nhân đậu xanh với dầu phụng (vì người nước ngoài không ăn thịt mỡ như ở Việt Nam) và phải vận chuyển xa, đường dài nên bánh phải nấu với thời gian gấp đôi (12 tiếng).
Mặc dù chưa đến Tết nguyên đán Bính Thân (2016), nhưng hễ ai có dịp về làng Chuồn vào thời điểm này đều cảm nhận không khí nhộn nhịp, vui tươi, hối hả của dân làng sẵn sàng cho mùa vụ gói bánh Tết…
huong vi banh tet lang chuon xu hue hinh anh 2
Bánh tét làng Chuồn  ngày nay đã “tung cánh” sang Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapo. (chụp lại ảnh do gia đình cung cấp)
huong vi banh tet lang chuon xu hue hinh anh 3
Mệ Đoàn Thị Kiểu, là “sứ giả” gói bánh tét làng Chuồn để xuất ngoại. (chụp lại ảnh do gia đình cung cấp)
huong vi banh tet lang chuon xu hue hinh anh 4
Thùng để nấu bánh, có cái cao hơn 1 mét, được hàn chắc chắn bằng loại tôn dày, không gỉ.      


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Bánh bò thốt nốt- Đặc sản vùng bảy núi An Giang

Chúng ta có thể biết món rượu chua thốt nốt, món bánh lá thốt nốt,thì nghĩ là chắc đã hết những món ngon làm từ thốt nốt rồi ấy nhỉ! Nhưng không, miền tây còn rất nổi tiếng bởi một loại bánh ngot làm từ thốt nốt, đó chính là bánh bò thốt nốt,-vàng đẹp mắt, thơm lừng, ngọt béo từ nước cốt dừa và đường thốt nốt, một lần nếm thử thì sẽ làm quyến luyến bước chân không muốn rời.
Bánh bò thốt nốt cũng là món ăn ưa thích của miền Tây. Bánh làm từ các nguyên liệu chính như bột gạo, bột thốt nốt (bột vỏ trái thốt nốt già mài nhuyễn lược lấy nước pha chung với bột gạo cho có mùi thơm đặc trưng), đường thốt nốt, nước cốt dừa. Bánh bò thốt nốt màu vàng ươm, gói trong lá chuối xiêm, phía trên rắc dừa nạo, trông rất hấp dẫn.
Để làm những chiếc bánh bò đường thốt nốt là cả một sự kì công. Từ khâu ủ bột lên men, rồi phải thường xuyên trông chừng vì nếu thời tiết quá khô thì bánh sẽ không có vị xốp, bùi, nếu bột quá ướt sẽ mất độ mềm của bánh. Những chiếc bánh bò đường thốt nốt sẽ có màu vàng tự nhiên, mùi thơm lừng cộng vị ngọt béo của nước cốt dừa và đường thốt nốt.
Trước tiên, gạo phải là gạo nàng Nhen cũ, đặc sản vùng Bảy Núi, Bánh bò đường thốt nốt chính hiệu sẽ làm từ bột gạo Nàng Nhen chỉ có ở vùng Bảy Núi (An Giang) còn trái thốt nốt phải là trái có cơm dày không mỏng cùi.xay thành bột. Mài trái thốt nốt già chín, gạn lấy bột. Đường thốt nốt chọn loại đường tán, không lẫn tạp chất và một ít nước cốt dừa. Cho tất cả hỗn hợp trên vào thau trộn đều cùng ít nước với tỷ lệ vừa đủ, ủ kín qua đêm.
Nên nhớ cần thêm một ít nước cơm rượu vào để bột lên men nhanh, và khi hấp chín, bánh xốp mới thơm ngon. Tiếp đến, dùng vá đổ bột vào khuôn tròn hay vuông tùy thích, cho vào xửng hấp chừng 20 phút, khi thấy mùi thơm tỏa lên ngào ngạt là chín. Cuối cùng, giở xửng lấy bánh ra, rắc một ít dừa nạo lên, và dùng “lá soong”, thứ lá đặc biệt ở vùng Châu Đốc, hoặc lá chuối xiêm gói bánh lại là xong.
Bánh ăn ngon nhất khi còn nóng hổi,cầm cái bánh bò thốt nốt màu vàng ươm còn nóng hổi đưa lên miệng nhai chậm rãi. Vị xôm xốp của bánh, ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm thoảng đặc trưng của đường thốt nốt xông lên tận mũi, không lẫn vào đâu được. Ngon đến nỗi bạn có thể ăn no mà không ngán.
Từ thốt nốt, người miền Tây còn làm món cơm thốt nốt ướp đường, bánh gói thốt nốt, rượu thốt nốt …Nếu có dịp về miền tây, bạn đừng bỏ qua các món ngon miền tây từ thốt nốt nhé!


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Trái quách miền Tây ruột tím đen đặc sệt: Thấy ghê nhưng... ghiền

 Vỏ nhám mốc trắng, ruột (cơm) có màu tím đen đặc sệt, mùi nồng, thấy ghê, không biết ăn được không, lạ quá…đó là cảm nhận của đa số mọi người khi mới nhìn thấy trái quách miền Tây. Tuy nhiên, sau khi nếm thử vài lần sẽ bị ghiền và không bao giờ quên.

   


trai quach mien tay ruot tim den dac set: thay ghe nhung... ghien hinh anh 1
Phần ruột quách có màu tím đen (trái càng chín màu càng đậm) và có những hạt nhỏ ăn giòn.
Ở ĐBSCL, cây quách được trồng nhiều ở Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang, đặc biệt là những khu vực có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.  Loại cây này thường được trồng gần nhà ở của người dân để che bóng mát. Cây có thân to, cao từ 7-8 m, tán rộng, lá nhỏ và nhánh có gai.
trai quach mien tay ruot tim den dac set: thay ghe nhung... ghien hinh anh 2
Trái quách khi chín có vỏ nhám mốc trắng, trông xù xì giống như trái cám.
Theo người dân, từ khi trồng đến khi cây bắt đầu cho trái là khoảng 4 năm, cây càng lâu năm thì cho trái càng nhiều. Cũng như trái sầu riêng, trái quách khi chín sẽ tự rụng (thường rụng vào ban đêm, có vỏ cứng nên không bị vỡ) nên người dân không cần phải trèo lên hái.
Hiện nay, trái quách miền Tây đang vào mùa chín rộ và được người dân thu hoạch, bán với giá từ 3.000 - 5.000 đồng/trái (tùy lớn, nhỏ). Ruột quách có vị chua nhẹ, hột nhỏ li ti, khi ăn vào sẽ thấy rất lạ miệng.
Ngoài làm thức uống giải khát, quách còn thể trị tiêu chảy (đối với trái non), chống táo bón (đối với trái chín), giúp điều hòa tiêu hóa, giúp tăng cường gân cốt, bổ thận khi ngâm rượu...
Ngon Sạch Lạ xin gửi đến bạn đọc vài hình ảnh về trái quách miền Tây dưới đây:
trai quach mien tay ruot tim den dac set: thay ghe nhung... ghien hinh anh 3
Khi chín, trái sẽ tự rụng, người trồng không cần phải trèo cây để hái. Nếu người dân cố tình lên cây hái, trái sẽ chín ép, không ngon, mùi thơm sẽ không còn nồng.
trai quach mien tay ruot tim den dac set: thay ghe nhung... ghien hinh anh 4
Người dân không dùng dao để cắt trái ra ăn mà dùng tay đập bể vỏ.  
trai quach mien tay ruot tim den dac set: thay ghe nhung... ghien hinh anh 5
Trái quách chín có vị chua nhẹ và ngọt béo. Khi thưởng thức, người ăn sẽ rất thích thú.
trai quach mien tay ruot tim den dac set: thay ghe nhung... ghien hinh anh 6
trai quach mien tay ruot tim den dac set: thay ghe nhung... ghien hinh anh 7
Trái quách miền Tây được trồng nhiều ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Đặc điểm của cây là thân to cao, tán rộng, lá nhỏ và nhánh có gai.
trai quach mien tay ruot tim den dac set: thay ghe nhung... ghien hinh anh 8
trai quach mien tay ruot tim den dac set: thay ghe nhung... ghien hinh anh 9
Trái quách chín thường được người dân dầm nước đá, đường để uống giải khát hoặc ngâm với rượu để hỗ trợ điều trị bệnh về tiêu hoá.
trai quach mien tay ruot tim den dac set: thay ghe nhung... ghien hinh anh 10
Một số người dân còn ăn trái quách sống (ruột màu trắng) với muối ớt hoặc mắm. Khi thử được vài lần, người ăn sẽ bị ghiền và nhớ mãi mùi vị quê hương miền Tây.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Sâu măng – món đặc sản núi rừng Kỳ Sơn

Trong một chuyến về công tác nơi bản người Mông ở huyện miền núi Kỳ Sơn, tôi được thết đãi món sâu măng đặc sản núi rừng. Món ăn được chế biến đơn giản, chỉ cần bỏ sâu vào chảo rang lên nêm tý bột gia vị và vài sợi lá chanh là đã có ngay món nhắm rượu ngon lành.

   
Dù được nếm trải khá nhiều món ăn được chế biến từ sâu, nhộng, côn trùng, nhưng trước đĩa sâu măng trắng tinh được được chế biến không quá cầu kỳ tôi vẫn có cảm giác như chúng đang còn sống. Gắp một con đưa vào miệng, những cảm giác ngại ngần mau chóng nhường chỗ cho những dư vị béo ngon, thích thú đến nao lòng. Không chỉ tôi, mà những người khách lần đầu được thưởng thức món sâu măng đặc sản này đều có cảm nhận theo một hương vị rất riêng mà nhiều món ăn từ côn trùng khác không có được.
Người dân địa phương kể rằng, trước đây món sâu măng chỉ là món ăn của đồng bào Mông trên cheo leo đỉnh núi. Dần dà, bà con các dân tộc khác trên địa bàn cũng dùng thử và nó trở thành món đặc sản của núi rừng Kỳ Sơn tự bao giờ. Đến mùa sâu măng, bà con người Mông gùi từng ống luồng trong đựng loài sâu măng xuống phố. Khách hàng của họ không chỉ là những người Mông rời bản xa quê mà còn có rất nhiều người Thái, người Kinh cũng tìm đến mua để chế biến cho bữa ăn của mình.
sau mang – mon dac san nui rung ky son hinh anh 1
Đĩa sâu măng trong bữa ăn đãi khách của người Mông ở Kỳ Sơn.
Chị Xồng Ni Cỡ (khối 3, thị trấn Mường Xén) vốn là người Mông ở Bản Mường Lống 1, xã  Mường Lống, huyện Kỳ Sơn hồ hởi kể: Hồi còn ở trong khe chị cùng thường mọi người đi lấy sâu măng về ăn. Sau này ra thị trấn ở, nhưng cứ mỗi mùa sâu măng, gia đình chị thường tìm mua về ăn cho đỡ nhớ. Thấy có nhiều người cũng giống mình tìm mua món sâu này, hai năm gần đây chị làm cầu nối thu gom sâu măng trong bản về bán cho khách hàng trong thị trấn.
Chiều cuối tuần bên quầy sâu măng của chị Xồng Ni Cỡ tíu tít người bán, người mua. Anh Nguyễn Văn Minh từ thành phố Vinh lên đây làm nghề sư phạm, cũng đang lựa chọn từng con sâu măng để chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Anh cho biết, những đồn đoán về công dụng khác của sâu măng có thể không có cơ sở, chưa được kiểm chứng nhưng theo anh đây là một món ăn sạch, không quá đắt đỏ, chế biến đơn giản. Chỉ cần một đĩa sâu măng cũng đã có món mồi ngon cho một tiệc rượu từ hai đến mươi người.
Trong số khách mua sâu, chị Thanh là người từ thành phố Vinh lên Kỳ Sơn công tác. Món quà chị mang về để hội ngộ gia đình trong những ngày nghỉ cuối tuần thường có món sâu măng đặc sản này. Chị cho biết: Sâu măng sống rất khỏe, chỉ cần bỏ vào ống tre không cần bảo quản gì cũng để được năm đến bảy ngày, còn bỏ tủ lạnh thì vài tuần, thậm chí cả tháng mở ra sâu vẫn bò lúc nhúc khỏe mạnh như thường. Vì thế như hôm nay, gặp mớ sâu béo, ngon chị mua 1kg mang về thành phố.
sau mang – mon dac san nui rung ky son hinh anh 2
Món quà mà chị Thanh- một cán bộ huyện Kỳ Sơn mang về làm quà cho người thân ở thành phố Vinh là sâu măng.
Anh Hờ Bá Lỳ (xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn) hàng ngày vẫn đi kiếm và mang sâu ra thị trấn bán cho biết, những người dân bản như các anh chỉ cần nhìn qua măng luồng là biết cây nào có sâu, nhiều hay ít và  đã nên chặt hạ hay chưa. Những cây bị sâu ăn thường lên đến tầm thắt lưng là đã phát hiện ra rồi, nhưng phải là những cây đã cao quá đầu người, hoặc cao chừng 3m thì có sâu lớn và số lượng nhiều hơn. Sau khi chẻ cây lấy sâu, các anh đổ vào những đoạn ống còn lành lặn mang ra chợ bán.
Rời Kỳ Sơn trong một chiều cuối tuần se lạnh, những cán bộ giáo viên cùng chuyến hành trình về xuôi kể thêm cho tôi nghe nhiều kỷ niệm quanh việc tìm sâu và chế biến món sâu măng đặc sản. Điều đó càng khiến cho tôi muốn thêm được nhiều lần trở lại Kỳ Sơn để được cùng bà con vào khe bắt sâu mang về, ngồi bên bếp lửa, nhâm nhi chén rượu cùng món canh sâu, món sâu măng rang muối và món sâu măng bỏ ống nứa lùi than trong giá lạnh miền cao mỗi khi đông về.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Ẩm thực bình dân Thanh Hóa: Ăn 1 lần nhớ suốt đời

thanh-hoa-54d4804eb5346
Những món nhất định phải thử một lần khi đến Thanh Hóa
 Nem chua, chả tôm, bánh cuốn, gỏi cá, mắm tép, bánh răng bừa, bánh gai hay đồ hải sản đều là những món ngon xếp vào hàng đặc sản mà bất cứ người con xa quê nào cũng nhớ về, trở thành niềm tự hào để người dân nơi đây giới thiệu khắp chốn
Nem chua
Nem chua
Nem chua
 Theo Ảm thực, nem chua là đặc sản nổi tiếng gợi nhớ tới vùng quê đầu miền Trung nắng gió. Được làm từ thịt sống, bì lợn cùng các gia vị như tiêu, tỏi, ớt cho lên men đến chín, khi ăn có vị chua dịu đậm đà, từ chiếc nem chua cổ truyền, người dân Thanh Hóa sáng tạo ra rất nhiều loại và cách chế biến, thưởng thức khác nhau. Bạn có thể tìm đến nhà nem Gốc Đa, Cương Dũng, Vũ Linh, nem bà Thường, bà Năm hay trên vỉa hè các phố Đinh Lễ, Tô Vĩnh Diện, Ngọc Trạo… để thưởng thức.
Chả tôm
Chả tôm
Chả tôm
 Chả tôm là món ăn độc đáo và lạ miệng với những thực khách phương xa. Người Thanh Hóa sáng tạo và chế biến món ăn này khá cầu kỳ: Tôm băm hoặc xay nhuyễn, cho vào ít bột gấc để tạo màu, sau đó trộn cùng thịt ba chỉ bằm đã được xào vàng cùng hành, tỏi để tạo thành hỗn hợp nhân. Bánh được gói bằng bánh phở vuông nhỏ bằng lòng bàn tay, xếp vào vỉ, đem nướng trên bếp than hoa. Khi chín tỏa ra mùi thơm quyến rũ, ăn vào thấy mềm ngọt đậm đà.
Bánh gai làng Mía
Bánh gai làng Mía
Bánh gai làng Mía
 Bánh gai làng Mía hay còn biết đến với tên gọi bánh gai Tứ Trụ, thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Nếu như trước kia, bánh gai chỉ xuất hiện trong các dịp lễ lạt, ngày hội họp hay cúng tế, thì ngày nay, người làng Mía làm loại bánh này quanh năm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Nguyên liệu chính làm bánh gồm có lá gai, gạo nếp, đậu xanh, vừng và dầu chuối. Trong khi bánh gai Nam Định hay bánh gai Ninh Giang sử dụng hạt sen hay thịt mỡ, thì bánh gai làng Mía có vị đặc trưng của mật mía và thịt lợn nạc.
Từng chiếc bánh được gấp vuông vắn trong lá chuối khô rồi đem hấp chín. Bánh gai Tứ Trụ có mùi thơm đặc trưng của dầu chuối, vị ngọt đậm của mật mía, mùi béo ngậy của thịt và dậy lên vị dẻo thơm của nếp thoảng mùi lá chuối.
Bánh răng bừa
Bánh răng bừa
Bánh răng bừa
 Theo Dân trí, Gọi món đặc sản này là bánh răng bừa vì hình dáng của chúng giống chiếc răng bừa, cũng có nơi gọi là bánh lá, hay bánh tẻ.
Đây là thức bánh dân dã truyền thống tại một số nơi như ở Thanh Hóa và một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bánh răng bừa có mùi thơm đặc trưng của lá chuối, bên trong là bột gạo tẻ mềm mịn, quyện cùng nhân thịt và mộc nhĩ.
Ở xứ Thanh, nơi làm món bánh răng bừa nổi tiếng hơn cả là tại làng Trung Lập, huyện Thọ Xuân. Để cho ra lò một mẻ bánh ngon, đòi hỏi người làm bánh phải chăm chút cẩn thận khâu chọn nguyên liệu và từng công đoạn thực hiện.
Gỏi cá nhệch
Gỏi cá nhệch
Gỏi cá nhệch
 Là món ngon nức tiếng ở vùng quê Nga Sơn (Thanh Hóa). Nếu những nơi khác ăn gỏi kèm mắm tôm, nước mắm thì điểm nhấn cho món đặc sản Thanh Hóa này chính là chẻo nhệch. Chẻo ăn cùng gỏi cá là bí quyết làm nên sự khác biệt, được chế biến từ xương cá giã nhuyễn chưng cùng mẻ chua và các loại gia vị đặc trưng khác. Chẻo bày ra bát nhỏ, có màu đỏ sậm, đặc sánh, đậm đà, váng mỡ và thơm nức mũi


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Đê mê với món lẩu dê ở miền Tây

Thịt dê sau khi đã làm sạch có thể chế biến được nhiều món ăn khoái khẩu như dê xào lăn, dê tái chanh, dê nấu chao, đặc biệt là dê hầm thuốc bắc mà dân gian miền Tây Nam bộ hay gọi đơn giản là món lẩu dê.

   
Phần lớn diện tích miền Tây Nam bộ là vùng đồng bằng, kênh rạch chằng chịt, chỉ có một ít đồi núi thấp vùng Hà Tiên – Thất Sơn, nên dê không phải là loài động vật đặc hữu của vùng đất này. Nhưng vài năm gần đây, việc nuôi dê để bán thịt hay lấy sữa cũng đã được không ít nhà vườn “để mắt” tới, chọn làm mô hình cho việc cải thiện kinh tế gia đình.
Do đặc tính sinh học, cả dê đực lẫn dê cái đều có tuyến xạ (ở hai bên gốc sừng, sát ngay bờ phía sau) tiết ra mùi hôi, đây là tín hiệu để chúng tìm nhau. Mùi hôi này rất khó ngửi, nếu đã nhiễm vào thịt rồi thì nấu nướng món gì cũng không sao ăn được. Do vậy trước khi nấu món lẩu dể miền Tây, ta phải khử mùi hôi đó. Người miền Tây thường cho dê uống rượu mạnh rồi đuổi nó chạy quanh cho dê kêu to và thở mạnh để tháo mồ hôi ra càng nhiều càng tốt, sau đó mới cắt tiết, làm thịt.
de me voi mon lau de o mien tay hinh anh 1
Món lẩu dê khi ăn, nhúng rau và mì sợi.
Các loại rau, gia vị cho món lẩu dê miền Tây gồm: Gừng đâm nát trộn vào rượu trắng rồi ướp vào thịt dê để nhằm khử mùi hôi. Khoai môn gọt vỏ, xắt thành những miếng hình vuông. Nấm rơm làm sạch để ráo, những miếng tàu hủ ki xắt vuông, … Ngó sen gọt vỏ, xắt những miếng xéo, cải xanh lặt, rửa sạch, để ráo. Cùng với một số vị mua từ tiệm thuốc bắc như nhân sâm, kỷ tử, hoài sơn, đại táo, nhục quế, long nhãn, ... Sau đó, đem thịt dê để thật ráo xắt miếng, ướp lại với tỏi, hành, muối, đường, bột ngọt, ớt, … bằm nhuyễn. Chờ thịt thật thấm mới ngon.
de me voi mon lau de o mien tay hinh anh 2
Khi nấu, ta bắt xoong lên bếp cho ít dầu ăn khử hành tỏi cho thơm mới cho thịt dê vào xào cho săn lại. Trút nước dừa xiêm vào để hầm thịt. Nước sôi hạ nhỏ lửa, vớt bọt. Cho khoai môn, ngó sen, các vị thuốc bắc vào hầm cùng với thịt, khi thịt mềm thì múc ra cù lao (theo cách gọi của người miền Tây Nam bộ), hoặc múc vào xoong nhỏ, bắt hẳn trên bếp, vì món ăn này phải luôn để nước sôi. Khi ăn, người ta cho thêm nấm rơm, tàu hũ non, tàu hũ chiên vàng, những vắt mì sợi, nhúng thêm rau sống, … Nước chấm lẩu dê là cái cháo tán nhuyễn trong nước chao thêm chút nước dừa tươi, nước cốt chanh, và đậu phộng rang đâm nhuyễn, ớt, …
Những ngày đầu đông se lạnh, chiều chiều năm ba anh em trong xóm gặp nhau quanh món lẩu dê miền Tây nghi ngút khói để nhâm nhi thì đã phải biết. Câu chuyện tràng giang cứ tiếp diễn cho đến khuya mọi người mới chia tay về ngủ lấy sức, chuẩn bị cho một ngày lao động tiếp theo.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Kỳ lạ Quảng Nam: Đục thân cây lấy rượu uống

Người Cơ Tu ở huyện Tây Giang không biết từ lúc nào có rượu Tr’đin. Một loại rượu lấy từ thân cây, có vị ngọt, cay, nồng giống như sâm panh.
Kinh ngạc căn hầm chứa 10 tấn rượu 'tan cửa nát nhà' Kinh ngạc căn hầm chứa 10 tấn rượu 'tan cửa nát nhà'
Chuyện chưa biết về thứ rượu 'phòng the' của vua chúa ở Đồng Văn Chuyện chưa biết về thứ rượu 'phòng the' của vua chúa ở Đồng Văn
Người Cơ Tu sống ở miền biên viễn tỉnh Quảng Nam có một loại rượu được ví là “Thiên hạ đệ nhất tửu Trường Sơn” với tên gọi Tr’đin. Rượu không cần nấu mà được đục từ thân cây.
Người Cơ Tu ở huyện Tây Giang không biết từ lúc nào có rượu Tr’đin. Một loại rượu lấy từ thân cây, có vị ngọt, cay, nồng giống như sâm panh.
Và nó không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của bà con, đặc biệt là lễ hội. Nghe vậy, tôi quyết định theo chân người dân bản địa lấy rượu Tr’đin.
Có mặt tại thôn A Rầng 1, xã A Xan, huyện Tây Giang gặp già làng PơLoong Jim hỏi chuyện về Tr’đin, ông cho hay từ bao đời nay, người Cơ Tu sống trên dãy Trường Sơn truyền cho nhau về cách lấy rượu. Nó rất đơn giản nhưng có nhiều nguy hiểm.
quảng nam, đục cây, lấy rượu uống, rừng rậm, rượu Tr'đin, quảng-nam, đục-cây, lấy-rượu-uống, rừng-rậm, rượu-TR'đin
Hứng rượu Tr’đin
Rượu Tr’đin tiết ra từ thân cây được gọi là “rượu nhà trời”, vì nó là của ông trời (Yàng) ban cho vùng đất này.
“Nói rượu cũng đúng mà nói một thứ nước uống của người Cơ Tu cũng không sai. Bởi sau những ngày lam lũ trên nương rẫy, có Tr’đin uống thì sảng khoái vô cùng. Người Cơ Tu nhà nhà uống Tr’đin, người người uống Tr’đin”, già Jim nói.
Dọc dãy Trường Sơn từ tỉnh Thừa Thiên- Huế đến Quảng Ngãi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống và có nhiều loại rượu không cần nấu như: Rượu Đoác, Tà Vạt... Những thứ này đập phần cuống buồng quả hứng rượu, mỗi năm chỉ lấy được một khoảng thời gian nhất định trong năm. Còn Tr’đin chỉ ở Tây Giang mới có, người dân đục rượu quanh năm. Vào những dịp lễ hội, mọi người trong làng gom hàng trăm lít rượu để uống.
Già làng nói: Thôn có 47 hộ thì nhà nào cũng có cây nấu rượu. Mỗi người làm chủ vài cây ở trong rừng sâu. Hôm nay các con lên đây là khách quý của làng, để già bảo mấy người lấy rượu về thưởng thức. Lên Tây Giang chưa uống Tr’đin thì xem như chưa đến vùng biên giới này rồi.
Nói xong, già Jim gọi anh Alăng Zênh và Alăng Tên lên đường lấy rượu. Theo chân, chúng tôi cuốc bộ vượt núi khoảng 1 giờ đồng hồ đến khu vực khe nước.
Từ đằng xa, anh Zênh chỉ tay nói: “Tr’đin đó, cây này mỗi ngày cho 2-3 lít rượu. Mình đã lấy 5 năm liền nhưng chẳng lúc nào cạn nguồn rượu hết”.
Anh Zênh nói thêm: Tr’đin lạ lắm, quanh năm cho rượu. Người Cơ Tu có lễ hội thì đám con trai trong làng trước đó đã lên rừng đục cây, sau đó đưa về uống. Tuy nhiên, cây cho rượu nhiều nhất trong năm từ tháng 4-7. Giai đoạn này được đục liên tục, vì thời tiết nắng nóng, Tr’đin uống vô rất mát.
Theo anh Zênh, hiện cây Tr’đin ở khu vực núi rừng này đã có chủ, hầu hết đã khai thác rượu. Tr’đin quá 6 năm tuổi thì bắt đầu đục, người nào dựng thang đục cây hứng rượu thì người đó lấy.
quảng nam, đục cây, lấy rượu uống, rừng rậm, rượu Tr'đin, quảng-nam, đục-cây, lấy-rượu-uống, rừng-rậm, rượu-TR'đin
Tr’đin là thức uống hằng ngày của người Cơ Tu
Giữa núi rừng nhưng chẳng ai lấy của ai, người nào làm thì người ấy hưởng. Người Cơ Tu không ăn trộm cắp của ai hết, nếu bị phát hiện thì sẽ bị làng phạt.
Lội qua con suối chừng vài bước chân, cây Tr’đin hiện ra cao chừng 15m, thân thẳng tắp, lá xanh ngắt. Nhìn bề ngoài, cây Tr’đin giống cây đủng đỉnh ở dưới xuôi. Nó có đặc điểm là mọc ở khu vực ẩm ướt, nhất là cạnh suối nước. Nhìn lên đọt cây thấy can nhựa được đặt vào thân cây, lâu lâu nghe tiếng nước giọt tí tách.
quảng nam, đục cây, lấy rượu uống, rừng rậm, rượu Tr'đin, quảng-nam, đục-cây, lấy-rượu-uống, rừng-rậm, rượu-TR'đin
Anh Alăng Zênh trèo lên cây Tr’đin đục rượu
“Để lấy Tr’đin, mình phải chặt cây lồ ô làm thang. Cây thấp thì làm thang ngắn, cây cao nối 2 cây lồ ô lại. Sau đó dùng dây mây buộc chặt. Tại đọt cây Tr’đin, mình làm giàn để ngồi đục rượu. Bỏ công lần đầu, còn sau đó cứ đến rồi trèo lên lấy rượu”, anh Zênh nói.
Với kinh nghiệm của mình bao năm đục rượu, Zênh chia sẻ, vị trí lý tưởng để lấy rượu được tính từ ngọn xuống, chừa lại bốn cuống lá già. Tại cuống lá già thứ tư từ trên xuống, đục đối diện với cuống lá này, người Cơ Tu gọi là Cr’dôôm.
quảng nam, đục cây, lấy rượu uống, rừng rậm, rượu Tr'đin, quảng-nam, đục-cây, lấy-rượu-uống, rừng-rậm, rượu-TR'đin
Đục thân cây lấy rượu
Đục xong, thấy ở trong đọt trắng mềm là khả năng ra nước nhiều, ngược lại nếu đọt trong cứng vàng thì nước ít.
Tay chuẩn bị cầm một cây đục bằng sắt và một can nhựa, Zênh bắt đầu leo lên. Mỗi lần đưa chân qua từng nấc thang thì độ nhún của thang dập dềnh tôi nhìn mà phát ớn. Nhưng để ghi lại khoảnh khắc Zênh lấy rượu, tôi được Zênh hướng dẫn bước lên.
Qua mấy chục nấc tháng, Zênh ngồi vắt ngang trên giàn được làm cành cây, lấy can rượu đổ vào xong thì dùng đục khoét một lỗ ở thân cây. Tại đây có một ống nứa làm đường dẫn nước vào can và từng giọt nước có màu đục chảy ra.
Đặc biệt, Zênh cho một loại vỏ cây vào can rượu. Thấy vậy, tôi hỏi: Sao bỏ vào can vậy? Zênh giải thích: “Không có nó thì rượu không ngon, nó là men đó. Người Cơ Tu có kinh nghiệm lấy vỏ cây chuồn, cây này có hai loại là Apăng và Zuôn. Lột vỏ hai loại cây này phơi khô, sau đó bỏ vào. Nó tăng nồng độ rượu, phần nữa không làm hỏng nước Tr’đin chảy ra. Thiếu vỏ chuồn thì sẽ không lấy được rượu. Nhưng bỏ càng nhiều vỏ chuồn rượu sẽ đắng, do đó phải bỏ vừa phải”.
Xong hết các công đoạn, lúc này tôi và Zênh đi xuống, tay cầm can 5 lít rượu, từ đọt cây nhìn xuống phía dưới gốc cây, đá nằm lăn lóc phía dưới. Nếu không may mà rơi xuống thì bỏ mạng lại rừng xanh!
Sau gần nửa ngày đi lấy Tr’đin, chúng tôi quay lại nhà Gươl thôn A Rằng 1, già làng Jim và một người trong làng đã chờ sẵn. Và không còn gì hơn, thành quả là một can rượu chừng 5 lít để mọi người thưởng thức.
Từng đợt Tr’đin được rót ra chén (bát), già làng Jim mở lời: “Nhà báo cứ uống đi, Tr’đin không giống như rượu dưới xuôi mô. Tr’đin uống say không đau đầu, người Cơ Tu uống vài lít vào chẳng thấm thía vào đâu. Tr’đin được lấy từ thiên nhiên, không có chất hóa học, nên chẳng phải sợ”.
quảng nam, đục cây, lấy rượu uống, rừng rậm, rượu Tr'đin, quảng-nam, đục-cây, lấy-rượu-uống, rừng-rậm, rượu-TR'đin
Thu gom rượu mang về
Uống Tr’đin không phải bằng ly, phải rót ra chén uống mới đã. Mỗi lần cứ “âm lúc” (trong tiếng Cơ Tu nghĩa là uống hết) thì mới sướng. Cầm chén rượu uống, cảm nhận là vị ngọt, chua, cay… cứ chảy vào. Thực sự nó rất dễ uống.
Già Jim cho hay: Rượu Tr’đin có thể để được vài tháng nhưng phải thay vỏ cây chuồn thường xuyên. Như vậy để được lâu và uống ngon, không hỏng. Ngoài ra nếu không dùng hết một lúc tuyệt đối không múc dùng ít một, dễ bị chua, không để lâu được.
Uống Tr’đin phải tuân thủ những nguyên tắc, vì là rượu của Yàng ban cho nên người Cơ Tu có tục lệ là khi uống rượu Tr’đin thì không đổ rượu thừa trong chén vào bếp tro nóng.
quảng nam, đục cây, lấy rượu uống, rừng rậm, rượu Tr'đin, quảng-nam, đục-cây, lấy-rượu-uống, rừng-rậm, rượu-TR'đin
Bát rượu Tr’đin có màu đục
Họ cho rằng làm như vậy Yàng sẽ phạt bằng cách làm cho cây Tr’đin ấy sẽ tắt nước hoặc không chảy nước trong một thời gian…
Do đó người Cơ Tu hay dặn nhau khi ngà ngà hơi men cũng phải nhớ rõ điều này. Nếu ai lỡ quên mà đổ rượu thừa vào bếp thì coi như mùa lúa mới năm đó phải quay quắt, chông chênh trong nỗi thiếu vắng rượu Tr’đin.
Càng uống, Tr’đin ngấm vào cơ thể và tất cả mọi người bắt đầu lâng lâng, già làng Jim buồn bã nói: Để có được chén rượu uống không ít người đã gặp nạn. Cây Tr’đin cao chót vót, để lấy rượu phải trèo lên. Nhất là nấc thang làm bằng lồ ô, giàn làm bằng cành cây nhưng lâu ngày bị mục nát. Do đó nhiều người khi trèo lên không để ý thì gãy thang, sập giàn rơi xuống. Trong làng cách đây 3 năm có người bị ngã gãy chân, giờ ngồi một chỗ.
(Theo Nông nghiệp Việt Nam)

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

Gọi cho chúng tôi 0902233317