Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Điểm danh các món dân dã làm “say lòng” du khách ở miền Trung

Những món ăn dân dã đã theo chân người dân miền Trung đi khắp các tỉnh thành, trở nên nổi tiếng mà bạn nhất định phải nếm thử khi du lịch.

1. Bún xào nghệ
Điểm danh các món dân dã làm “say lòng” du khách ở miền Trung
Dù không được xếp vào hàng đặc sản, nhưng tới Huế, rất dễ dàng tìm ăn bún xào nghệ bởi đây là món ăn bình dân nhưng được chế biến rất cầu kỳ và đạt đến độ thẩm mĩ cao. Một tô bún nghệ muốn ngon đòi hỏi rất nhiều yếu tố, từ sợi bún mềm và dẻo, dai, ươm màu nghệ vàng tươi thơm bùi tới món lòng heo, tim cật ăn cùng đều phải đảm bảo độ tươi ngon giòn ngọt.

Người chế biến phải khéo léo chọn những củ nghệ già, thịt có màu vàng sẫm rồi giã mịn cho thấm vào những sợi bún. Những thứ ăn kèm như lòng heo, tim cật cũng phải chọn thứ ngon, lòng heo phải là đoạn lòng đầu dày và giòn, không đắng cũng không dai.

Bún nghệ được chế biến theo hình thức xào, khi đó bún thấm đều màu nghệ, thấm mỡ béo ngậy lại đậm đà hương vị.

2. Bún mắm nêm
Điểm danh các món dân dã làm “say lòng” du khách ở miền Trung

Khác hẳn với các món khác như bún bò, phở ngập nước, bún mắm nêm là một món ăn khá hấp dẫn, lạ miệng với hầu hết nhiều người. Vị ngọt của thịt, vị thanh của dứa, vị thơm của rau sống, vi cay cay của ớt, vị nồng của tỏi, vị chua của chanh… kết hợp với hương vị mắm nêm đặc trưng tạo nên một món ăn rất cuốn hút.

Mắm làm nước dùng ăn với bún phải được pha chế rất cầu kỳ. Không quá mặn, không quá ngọt, mà vẫn phải giữ nguyên hương vị của mắm. Nguyên liệu pha chế bao gồm ớt tỏi băm nhuyễn, một ít đường để giảm vị mặn của mắm nguyên gốc, có thể thêm vào thơm băm nhuyễn và xác mắm tùy theo khẩu vị.

3. Nem lụi
Điểm danh các món dân dã làm “say lòng” du khách ở miền Trung
Nem lụi là món ăn nổi tiếng. Để làm món nem lụi rất đơn giản, thịt lợn được giã nhuyễn trộn với bì thái mỏng, mỡ được thái hạt lựu rồi ướp muối, tiêu, đường, thính. Thịt sống này được xiên vào que tre rồi nướng trên than hồng. Nướng đến đâu ăn đến đó kèm với các loại rau thơm để thấy hết vị hấp dẫn của món ăn.

Cách ăn nem lụi “chất” nhất đó là dùng bánh tráng phơi sương, cuốn nem lụi cùng với rau sống, thêm vài lát dưa leo, khế chua, chuối xanh và dưa chua củ cải. Nước chấm sền sệt, béo ngậy, đậm đà chính là bí quyết làm nên hương vị đặc trưng của món ăn đặc biệt này.

4. Bánh hỏi lòng heo
Bánh hỏi lòng heo là món ăn phổ biến trên dải đất miền Trung nhất là Phú Yên, Bình Định.
Bánh hỏi lòng heo là món ăn phổ biến trên dải đất miền Trung nhất là Phú Yên, Bình Định.

Bánh hỏi mới nhìn qua tưởng đơn giản, nhưng chế biến cũng rất công phu. Để có được bánh hỏi ngon người làm bánh phải chọn gạo tốt ngâm với nước lã một đêm, sau đó vo và xả đi xả lại ba bốn lần, rồi qua các công đoạn tỉ mỉ khác để làm ra từng sợi bánh trắng tinh, ráo hỏi.

Bánh hỏi được thoa lên một lớp tạm gọi là sốt gồm dầu ăn và hẹ, ăn cùng với thịt heo quay, thịt heo luộc hoặc lòng heo. Các phụ liệu đi kèm có thể kể đến như bánh tráng sống (dùng cuốn bánh), bánh tráng nướng, rau sống, nước mắm chua ngọt… tùy theo cách làm và khẩu vị từng nơi.

5. Cao lầu
Bánh hỏi lòng heo là món ăn phổ biến trên dải đất miền Trung nhất là Phú Yên, Bình Định.
Đây là món ăn không thể bỏ qua khi đến Hội An, được xem là món ăn đặc sản. Không giống như bún hay phở, cao lầu giống như một món trộn với sợi mì màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo và các loại rau sống.

Để điểm thêm cho món ăn, người ta cũng thường thêm một ít da heo hoặc cao lầu khô thái vuông đã chiên giòn. Ngoài ra để cho món cao lầu thêm hương vị, người ta còn thêm đậu phộng rang giã nhỏ rắc lên sợi cao lầu. Nước sốt khi làm xá xíu rưới lên, ai thích ăn đậm đà một chút thì thêm một chút nước mắm, tùy khẩu vị.

Song An (Tổng hợp)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét