Món thịt bò giàng là món ăn truyền thống của bà con người dân tộc ở miền Tây xứ Nghệ và ngày càng trở nên phổ biến, là món quà ý nghĩa mang hương vị núi rừng đối với người miền xuôi mỗi dịp Tết về.
Theo những người lớn tuổi ở huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An), “Bò giàng”, trong tiếng của đồng bào dân tộc Thái có nghĩa là thịt bò gác trên bếp củi.
Ngày xưa, khi một gia đình trong làng có dịp lễ trọng đại, thì họ phải mổ bò hoặc lợn để cúng tế và thiết đãi dân làng. Tuy nhiên, số lượng thịt quá nhiều, dù có đông người tham gia buổi tiệc nhưng cũng không thể ăn hết... Để bảo quản số thịt còn lại, người xưa đã nghĩ ra cách cắt những miếng thịt bò rồi giàng lên gác bếp. Khi thịt bò được giàng lên gác bếp, gặp độ nóng của lửa, làn khói của củi thì những loại vi khuẩn không thể thâm nhập vào được mà còn giữ được vị thơm ngon của từng miếng thịt bò. Gặp thời tiết mưa gió, hoặc đến mùa giáp hạt không có gì để ăn, người dân thường vào bếp lấy từng xâu thịt trên gác bếp làm thức ăn qua ngày. Từ đó món thịt bò giàng độc đáo bắt đầu xuất hiện và phổ biến đến nay.
Tuy nhiên ngày nay, người dân ở miền Tây xứ Nghệ mỗi khi làm món thịt bò giàng, ngoài nguyên liệu thịt bò được lựa chọn kỹ, họ còn tẩm ướp các gia vị khác như ớt cay, tỏi, gừng, muối... để mỗi khi ăn, thịt bò giàng có vị dai và thơm ngon.
Theo anh Lang Đình Tiệp sống ở xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu (Nghệ An), để làm món bò giàng thơm ngon ngoài lựa chọn thịt bò “chạy rừng bản địa”, thịt có thớ săn chắc, đặc biệt là phải tươi. Sau đó thịt được cắt thành từng miếng nhỏ, dài bằng khoảng 20cm, rộng 5 cm; khi cắt xong, thịt được cho vào chiếc nồi to rồi ướp gia vị các loại như gừng, tỏi, ớt cay rừng và muối. Khoảng 30 phút ướp gia vị xong, từng miếng thịt được xâu vào thanh tre rừng rồi gác lên bếp lửa. Bếp này phải luôn đỏ lửa để giữ được vị đỏ thơm của thịt và gia vị. Khoảng hơn 30 ngày, khi miếng thịt bò đã chín, từng miếng ám khỏi, có màu nâu phía ngoài, nhưng khi xé từng thớ thịt nó có mày đỏ nhạt thì bò giàng đã chín...
Mỗi khi ăn bò giàng, người người miền núi thường nướng từng miếng thịt trên bếp than hồng; nhưng người miền xuôi có thể sử dụng cồn hoặc lò vi sóng để nướng. Khi nước xong, đập miếng thịt cho tơi và xé từng miếng theo thớ thịt rồi chấm với muối cay rừng thì ngon không thể nào kể xiết.
Món thịt bò giàng mỗi khi ăn, ngoài vị ngon thơm của thịt, vị thơm nồng của các gia vị như gừng, tỏi, ớt cay và muối, còn có vị hăng hăng của khói bếp. Vì thế mới nói bò giàng là đặc sản của núi rừng miền Tây xứ Nghệ.
Người miền xuôi mỗi khi có dịp lên miền núi công tác thường bị hấp dẫn bởi món bò giàng nên rất nhiều thực khách đã tìm mua loại “đặc sản” này về làm quà chiêu đãi bạn bè, người thân.
Ngày xưa, khi một gia đình trong làng có dịp lễ trọng đại, thì họ phải mổ bò hoặc lợn để cúng tế và thiết đãi dân làng. Tuy nhiên, số lượng thịt quá nhiều, dù có đông người tham gia buổi tiệc nhưng cũng không thể ăn hết... Để bảo quản số thịt còn lại, người xưa đã nghĩ ra cách cắt những miếng thịt bò rồi giàng lên gác bếp. Khi thịt bò được giàng lên gác bếp, gặp độ nóng của lửa, làn khói của củi thì những loại vi khuẩn không thể thâm nhập vào được mà còn giữ được vị thơm ngon của từng miếng thịt bò. Gặp thời tiết mưa gió, hoặc đến mùa giáp hạt không có gì để ăn, người dân thường vào bếp lấy từng xâu thịt trên gác bếp làm thức ăn qua ngày. Từ đó món thịt bò giàng độc đáo bắt đầu xuất hiện và phổ biến đến nay.
Tuy nhiên ngày nay, người dân ở miền Tây xứ Nghệ mỗi khi làm món thịt bò giàng, ngoài nguyên liệu thịt bò được lựa chọn kỹ, họ còn tẩm ướp các gia vị khác như ớt cay, tỏi, gừng, muối... để mỗi khi ăn, thịt bò giàng có vị dai và thơm ngon.
Mỗi khi ăn bò giàng, người người miền núi thường nướng từng miếng thịt trên bếp than hồng; nhưng người miền xuôi có thể sử dụng cồn hoặc lò vi sóng để nướng. Khi nước xong, đập miếng thịt cho tơi và xé từng miếng theo thớ thịt rồi chấm với muối cay rừng thì ngon không thể nào kể xiết.
Món thịt bò giàng mỗi khi ăn, ngoài vị ngon thơm của thịt, vị thơm nồng của các gia vị như gừng, tỏi, ớt cay và muối, còn có vị hăng hăng của khói bếp. Vì thế mới nói bò giàng là đặc sản của núi rừng miền Tây xứ Nghệ.
Người miền xuôi mỗi khi có dịp lên miền núi công tác thường bị hấp dẫn bởi món bò giàng nên rất nhiều thực khách đã tìm mua loại “đặc sản” này về làm quà chiêu đãi bạn bè, người thân.
Bò giàng sau khi tẩm ướp gia vị được xâu thành từng xâu.
... rồi gác trên bếp lửa trong khoảng hơn 30 ngày là chín.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét