Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Mật mía xứ Nghệ rực lửa sáng đêm phục vụ Tết

Đến hẹn lại lên, các lò mật làm từ mía thơm ngon nức tiếng xứ Nghệ lại rực lửa sáng đêm vào vụ phục vụ du khách gần xa những ngày giáp Tết Nguyên đán Bính Thân.

Nổi tiếng bởi độ thơm ngon và màu sắc đẹp, mật mía Tân Hương (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Cận Tết, dân làng tất bật rực lửa sáng đêm để hoạt động hết công suất các lò nấu mật, kịp phục vụ hàng tết cho khách hàng. Đây cũng là lúc các lái buôn từ khắp nơi đến mua mật phục vụ cho nhu cầu của người dân trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Khoảng giữa tháng 10 âm lịch, người dân Tân Hương bắt đầu thu hoạch mía chuẩn bị cho vụ mật Tết
Khoảng giữa tháng 10 âm lịch, người dân Tân Hương bắt đầu thu hoạch mía chuẩn bị cho vụ mật Tết
Với người dân miền Trung nói chung, đặc biệt là ở Nghệ An, mật mía không thể thiếu trong những ngày Tết Nguyên đán. Sản phẩm này thường được dùng để nấu món chè tiễn ông Táo về trời, để chấm bánh chưng hay làm bánh gai, bánh trôi…Thường thì người dân nơi đây bắt đầu nấu mật mía vào đầu tháng 11 âm lịch cho đến đầu tháng 1 năm sau. Đây cũng là thời điểm thị trường mật mía tiêu thụ mạnh nhất, nhất là ở các làng nghề làm kẹo lạc, cu đơ…

Tỷ mỉ trong từng công đoạn từ tuốt vỏ, ép nước mía, nấu và chắt lọc mật 
Tỷ mỉ trong từng công đoạn từ tuốt vỏ, ép nước mía, nấu và chắt lọc mật 
Để từ cây mía ra thành những giọt mật thơm lừng, đặc quánh màu mật ong phải qua nhiều công đoạn. Người dân Tân Hương phải tập trung mía nguyên liệu ép lấy nước rồi cho vào chảo đun sôi trên chiếc bếp liên hoàn. Khi nước mía sôi, người ta dùng những chiếc vợt có lưới bằng vải màn để vớt bọt và tạp chất cho đến hết. Tiếp đó, qua hai, ba giờ nấu liên tục là có thể thu được mật thành phẩm đạt tiêu chuẩn.
Ông Nguyễn Xuân Phúc (SN 1954, trú xóm 7, xã Tân Hương), người có thâm niên hơn 30 năm nấu mật mía chia sẻ, chất lượng của mật mía phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu. Mía càng ngọt bao nhiêu thì mật càng ngọt bấy nhiêu, bởi ở đây họ không bỏ thêm bất cứ phụ gia hay chất bảo quản nào.
Để phục vụ cho nghề nấu mật, mỗi gia đình phải bỏ ra tầm hơn 60 triệu đồng để mua mua máy ép mía và xây lò nấu. Mỗi lò thường có 5 chiếc chảo to nối thông với nhau tới ống khói cao tầm 5 mét, mỗi chảo có thể chứa được khoảng 180 lít mật mía.
“Công đoạn keo mật là công phu, mất thời gian và phức tạp nhất. Người nấu phải đảo liên tục và đều tay. Khi mật sôi, nếu không kịp vớt váng bọt, làm mật bị trào thì sẽ có màu đen và kém thơm ngon. Khi nước mía chuyển qua sền sệt và có màu nâu vàng, công việc nung mật mới hoàn tất sau nhiều giờ đồng hồ”, ông Phúc cho biết.
Mật được cất giữ trong các thùng phi lớn để chở đi tiêu thụ
Mật được cất giữ trong các thùng phi lớn để chở đi tiêu thụ
Cách đó không xa là lò mật mía của gia đình chị Nguyễn Thị Pháp. Hai vợ chồng trẻ chị Pháp mới vào nghề, lại khó khăn về kinh tế nên suốt 6 năm qua, vợ chồng anh chị phải dậy từ rất sớm để ép mía lấy nước nấu mật, làm quần quật từ sáng đến khuya để kịp các đơn đặt hàng vì không có điều kiện thuê người làm.
Dáng người nhỏ nhắn cùng đôi bàn tay chai sần, nhuộm đen vì suốt ngày tiếp xúc với vỏ mía, chị Pháp cho biết: “Năm ni lái buôn đến đặt hàng nhiều gấp đôi năm ngoái. Nhà tui trồng mía dự tính nấu được 30 thùng phi mật rồi mà còn phải đi gom mía của bà con trong làng về may ra mới đủ nhu cầu của khách hàng. Càng gần ngày Tết càng phải làm vất vả hơn nhưng nỏ dám nghỉ mô”.
Theo chị Pháp, nghề nấu mật mía ở xã Tân Hương đã có từ lâu đời. Trước đây, người dân thường dùng sức kéo của trâu, bò để ép mía làm mật nên công suất kém. Bảy, tám năm trở lại đây, nhờ có máy móc để ép mía nên năng suất và hiệu quả sản xuất mật mía được nâng cao.
Không chỉ được đem đi tiêu thụ khắp tỉnh, các thương lái xa gần còn tìm đến tận làng xã để thu mua với giá bán lẻ 20 nghìn đồng/lít, bán sỉ 17-18 nghìn đồng/lít. Chính vào nghề này mà cuộc sống người dân Tân Hương đang ngày một khấm khá và đổi thay từng ngày.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

1 nhận xét: