Nói đến Tiên Yên, Quảng Ninh, người ta không thể không nhắc đến món bánh có cái tên khá lạ: bánh gật gù. Dù nổi tiếng nhất ở Tiên Yên, nhưng trên khắp các vùng mỏ đều dễ dàng tìm được món bánh độc đáo này.
Nói về nguồn gốc cái tên của món bánh gật gù nhiều người cho biết: Trước kia tại làng Tiên Yên, một số hộ gia đình làm bánh phở bán. Do người già và trẻ con thường thích ăn bánh không nhân cuốn thành cuộn dài, bánh dẻo quẹo cứ gật lên gật xuống, khi ăn chấm nước mắm thấy rất ngon miệng, vừa ăn vừa gật gù tấm tắc khen ngon… nên cái tên "gật gù" có từ ngày đó.
Từ lâu món bánh gật gù đã làm lên thương hiệu của mảnh đất Tiên Yên, Quảng Ninh.
Bánh gật gù được làm từ bột gạo có bề ngoài gần giống bánh phở, bánh cuốn. Thường thì gạo được ngâm qua đêm cho ngấm đủ nước, vớt ra để ráo rồi nghiền thành bột nước. Lúc nghiền bột cho thêm một ít cơm nguội vào để khi tráng bánh vừa phồng xốp, dẻo lại vừa mềm mịn.
Cách làm bánh gật gù về hình thức giống như cách làm bánh cuốn. Cũng là bột được xay từ gạo ngon, ngâm từ trước. Bí quyết làm bánh gật gù là khi xay gạo, chủ nhà sẽ cho thêm một ít cơm nguội để bánh ngon hơn, ngoài ra, xay bột nước và xay bằng cối đá bánh vẫn ngon hơn là xay máy.
Tráng bánh gật gù phải là người làm quen tay mới biết cách pha bột sao cho không đặc và cũng không bị loãng quá. Múc lượng bột vừa phải đổ lên khuôn dàn bột thành hình vòng tròn dày hơn bánh cuốn, mỏng hơn bánh đa, đậy nắp lại chờ khi bánh chín sẽ nở phồng lên, dùng một ống tre lấy bánh ra cuốn thành cuộn dài.
Để bánh không bị dính sát vào nhau, người ta sẽ trải một lớp lá chuối ở dưới. Bánh tráng xong trong, mềm, dẻo mới nhìn đã thèm được thưởng thức.
Vỏ bánh gật gù khi chưa cuộn có thể gợi liên tưởng tới món phở cuốn của Hà Nội. Ngoài độ dày của vỏ bánh, khác biệt chính giữa bánh gật gù và bánh cuốn là ở chỗ: bánh cuốn thì có nhân (nhân thịt, hành, mộc nhĩ …) còn bánh gật gù thì hoàn toàn không có nhân.
Bánh gật gù rất kén nước chấm và các loại thức ăn đi kèm.Thông thường, nước chấm chuẩn của loại bánh này được làm khá cầu kì. Thường thì người ta chưng nước mắm với mỡ gà, hành phi và cho thêm thịt băm để nước chấm đậm đà và ngon hơn. Thức ăn đi kèm là khau phục hay còn gọi là thịt kho tàu cùng nước chấm. Nếu ăn không hết bánh, cứ bỏ vào tủ lạnh, hôm sau có thể cắt thành từng miếng nhỏ rồi xào với thịt bò hoặc ăn kèm với nước ninh xương như bún và phở.
Bánh gật gù có vị mềm, mát quyện vị ngậy bùi của miếng khâu nhục hòa lẫn trong nước chấm đậm đà làm vừa lòng cả những người khó tính nhất. Bánh gật gù có thể ăn kèm cùng canh bún nóng như sự kết hợp hài hòa giữa bánh cuốn, bún phở và bánh gật gù.
Nước chấm góp phần rất lớn tạo nên sự hấp dẫn của món bánh gật gù.
Dù được hình thành từ bao đời nay, nhưng cho đến nay số hộ gia đình còn làm bánh gật gù đã giảm đi nhiều và người mua bánh đa phần là khách quen. Bởi vậy, nếu là khách lạ muốn tìm mua bánh thì phải nhờ người đặt trước.
Nhữ Trang (tổng hợp
eva flight
mua vé máy bay đi mỹ hãng eva
korean air vietnam
vé máy bay từ sài gòn đi mỹ
đặt vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich