Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Về Phú Thọ thưởng thức món bánh hình tai đặc biệt

Không rõ bánh tai có từ khi nào nhưng với hình thù đặc biệt giống cái tai cộng thêm hương vị thơm ngon, những chiếc bánh tai đã góp phần tô đẹp thêm nét văn hóa ẩm thực của vùng quê đất Tổ.

Bánh tai hay bánh hòn tai là một loại bánh đặc sản của vùng Phú Thọ, Việt Nam. Dạo quanh bất kì phiên chợ quê nào của vùng quê đất Tổ, rất dễ dàng tìm thấy và thưởng thức món bánh đặc biệt này. Sở dĩ người ta gọi món bánh này là bánh tai bởi hình thù của chiếc bánh được nặn giống với cái tai. Bánh được làm từ gạo tẻ, nhân thịt lợn. Ăn vào có vị thơm của hành, béo ngậy của thịt nạc.
Về Phú Thọ thưởng thức món bánh hình tai đặc biệt
Trước kia những chiếc bánh tai từng được gọi là bánh con trai, sau này mới được nhiều người gọi bằng cái tên bánh tai.
Những chiếc bánh tai, nhìn thì thấy đơn giản, nhưng để làm ra chúng người ta phải bỏ ra biết bao nhiêu công sức vất vả. Thường thì những người làm bánh phải thức dậy từ rất sớm để giã gạo và chuẩn bị cho các công đoạn làm bánh.
Theo kinh nghiệm của những người dân nơi đây, để làm được chiếc bánh tai ngon thì trước tiên là phải chọn được loại gạo tẻ ngon, trắng, dẻo, đây là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng của chiếc bánh tai. Sau khi chọn được gạo, đãi gạo sạch, ngâm nước từ 3- 4 tiếng, để ráo nước, đem giã hoặc nghiền nhỏ. Tiếp đó nắm bột đã nhuyễn thành từng quả bột thật chặt có độ kết dính cao, rồi cho vào nồi nước sôi đun lửa đều. Sau khoảng 20 phút vớt quả bột ra cho vào cối giã thật nhuyễn rồi dùng đũa đánh tơi bột, dùng tay nhào bột thật kĩ và nặn thành bánh cùng với nhân bánh đã được làm sẵn bằng thịt lợn có lẫn chút mỡ tươi ngon.
Những chiếc bánh tai nhìn thì đơn giản nhưng để làm được ra chúng phải mất rất nhiều công đoạn.
Những chiếc bánh tai nhìn thì đơn giản nhưng để làm được ra chúng phải mất rất nhiều công đoạn.
Nhân bánh được làm bằng thịt lợn có lẫn chút mỡ tươi ngon, giã nhỏ hành khô, nêm thêm một số gia vị khác như: hạt tiêu, muối, mì chính. Sau khi nặn xong xếp bánh vào nồi hấp trong khoảng 30 phút. Trong khi hấp để lửa thật to, nếu lửa nhỏ bánh sẽ không chín.
Nước chấm cũng khá quan trọng để tạo nên hương vị bánh, bao gồm nước mắm, đường, ớt, tỏi, chanh vị mặn và cay nhiều hơn.
Bánh tai rất dễ ăn và nhiều người có thể thưởng thức.
Bánh tai rất dễ ăn và nhiều người có thể thưởng thức.
Chiếc bánh tai đạt yêu cầu phải đảm bảo thơm mùi bột quyện trong mùi nhân thịt, cắn từng miếng từ đầu chiếc bánh trong cùng có cảm giác dẻo, mát giòn. Lượng mỡ nhỏ của nhân ngấm đều cả chiếc bánh giúp bánh không bị dính vào nhau, tạo ra vị béo không ngán.
Bánh tai rất dễ ăn và nhiều người có thể thưởng thức. Là loại bánh được làm từ bột tẻ nên rất lành, không bị đầy bụng nên rất thích hợp ăn vào buổi sáng. Bánh tai có thể bảo quản được trong ngày nên có thể dùng vào những buổi tiệc cưới hỏi một cách thuận tiện.
Có thể thấy, từ lâu món bánh tai đã trở thành một thứ quà sáng rất đặc biệt ở vùng quê đất Tổ bởi nó dễ ăn, lại lành tính. Khi ăn, phải nếm chậm rãi, cắn từng miếng nhỏ mới có thể cảm nhận hết được hương vị trong từng miếng bánh. Thưởng thức xong rồi mà mùi thơm của bánh vẫn còn phảng phất đâu đây mãi chẳng rời.
Nhữ Trang (tổng hợp)

1 nhận xét: